Trong cả hai lần mang thai, tôi đều không bỏ qua món cá chép các mẹ ạ. Nhiều người cho rằng ăn cá tanh, mang bầu lại bị ốm nghén thì sao ăn được. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng bà bầu ăn cá chép giúp an thai, lại sinh con da trắng, vậy có lý do gì để chối từ phải không?
Lần mang bầu đầu tiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi cũng không biết ăn gì tốt cho con, ăn gì khỏe cho mẹ. Thật may mắn thời gian đó tôi được sống cùng bố mẹ đẻ, mẹ tôi lại là người rất chu đáo và có nhiều kinh nghiệm nên tất cả thực đơn trong ngày của tôi đều được bà nấu cho. 3 tháng đầu tôi cũng bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều nên mẹ thường tự tay đi chợ, nấu các món cháo để tôi dễ nuốt. Những ngày đó, hầu như tuần nào mẹ cũng nấu cho tôi 1 bữa cháo cá chép. Dù tôi chẳng thích ăn món cháo cá lắm nhưng sợ mẹ phật ý nên tôi vẫn cố ăn. Bước sang tháng thứ 4, tôi đã thực sự chán ngấy món cháo cá nhưng mẹ vẫn tiếp tục nấu 1-2 tuần 1 lần. Tôi mạnh dạn thủ thỉ với mẹ về sự chán ngán của mình thì mẹ bảo ăn món này rất tốt cho em bé. Chỉ nghe đến đấy thôi, mắt tôi đã sáng lên bởi cứ thấy tốt cho con là tôi sung sướng lắm.
Theo mẹ tôi thì trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine – rất tốt cho thai phụ. Mẹ còn chích dẫn sách y học ghi lại rằng: “Cá chép chủ trị an thai nên khi thai động, hoặc bà bầu bị phù thì nênăn cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Còn theo dân gian, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp sinh con da trắng , môi đỏ, thông minh. Nghe những lời mẹ nói, bỗng dưng tôi chẳng còn cảm thấy chán ngán món cháo cá chép nữa nhưng hình như biết được điều này, mẹ bảo: “Từ nay mẹ sẽ chế biến cá chép thành nhiều món để cô bớt ngán. Thấy cô cứ ăn cháo mẹ lại tưởng cô thích.”
Thế là suốt thai kỳ lần đầu, hầu như tuần nào tôi cũng ăn một bữa cháo cá. Đến lần mang bầu thứ 2, vì phải chuyển ra ở riêng nên chẳng được ăn cháo mẹ nấu thế nhưng nhớ lời mẹ dặn, tôi thường mua cá chép về kho, nấu canh chua hoặc rán… Nhờ chăm chỉ ăn cá chép mà hai con tôi đều có nước da trắng bóc và môi đỏ xinh như công chúa vậy. Vì thế tôi khuyên chân thành các mẹ bầu hãy chăm chỉ ăn cá chép nhé, sẽ rất tốt cho thai kỳ và lại giúp chúng ta có những em bé đẹp như thiên thần nữa chứ.
Hướng dẫn cách nấu các món ngon với cá chép:
Cháo cá chép
Là món ăn phổ biến nhất với mẹ bầu. Kinh nghiệm dân gian cho rằng cá chép phải nấu nguyên con, thậm chí phải để nguyên cả mật thì mới tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên làm cá sạch sẽ trước khi chế biến nhé. Việc làm này sẽ không hề làm mất dưỡng chất trong thịt của cá chép.
Chuẩn bị: (Cho 3 - 4 phần ăn)
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị
- 2 củ hành khô
- Lá ngải cứu
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, mẹ có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét