Không phải món ăn nào cũng có thể ăn chung, nấu chung với nhau. Rất nhiều thực phẩm theo chứng minh khoa học khi ăn chung với nhau sẽ gây hại, ngộ độc, thậm chí là tử vọng nếu không cấp cứu kịp thời. Dưới đây là thực phẩm đại kỵ khi ăn với cua và một số cách chữa bệnh
1. Cua với cam quýt sẽ sinh chứng nhuyễn thư (thứ nhọt mềm mọc trong thịt rất hiểm). Uống nước tỏi tươi thì giải được.
2. Cua với bí đỏ sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được (Muốn có địa tương thủy, đào 1 cái lỗ sâu khoảng 3 thước ta(1m20cm) đến lớp đất màu vàng lấy nước mới múc lên (tân cấp thủy) ở giếng đổ vào lỗ đó khoáy đều, chớ lắn cặn, múc lên lọc kỹ rồi cho uống.
3. Cua với mật mía sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
4. Cua với đậu phộng sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
5. Cua với cá trạch sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
6. Cua với trái hồng, trái thị sinh độc ăn ngó sen thì giải được.
7. Cua với dưa lê sinh độc uống nước vỏ cam quýt thì giải được.
8. Ca với cà tím sinh độc, ăn ngó sen thì giải được.
9. Cua rồi ăn kem ngay sau đó sẽ sinh độc, ăn ngó sen giải được độc.
Lưu ý thêm:
- Cua bản thân tính hàn vị mặn, lại ăn chung với đồ lạnh càng năng thêm, người có bệnh dà dày, cảm, ho, tiêu chảy không nên ăn.
- Cua kị cần tây
Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho cơ thể, cho nên đừng ăn chung.
- Cua kị bí đỏ
Cua ăn chung với bí đỏ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, sẽ gây ngộ độc.
- Cua kị cam
Cam có đặc tính tụ thấp sinh đờm; mà cua tính khí cũng thuộc hàn lạnh, ăn chung tất nhiên sẽ gây tụ đàm, ngưng khí, cho nên đừng ăn chung.
- Cua kị trái kiwi
Cua với trái kiwi dinh dưỡng đều rất phong phú, nhưng nếu ăn chung sẽ gây trúng độc, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
- Cua kị táo tàu
Cua tính vị mặn hàn; táo tàu tính vị ngọt ôn. Tính vị, công hiệu của hai thứ ngược nhau, ăn chung sẽ dễ bị hàn nhiệt.
- Cua kị mật ong
Cua tính hàn; mật ong ăn nhiều quá dễ gây tiêu chảy. Nếu ăn chung hai thứ sẽ kích thích đường tiêu hóa, dê gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.
- Cua kị trái hồng
Hồng với cua đều thuộc thức ăn hàn lạnh, ăn chung sẽ tổn hư khí của tì vị. Đồng thời trong cua chứa nhiều protein, trong hồng chứa lượng lớn axit tannic, ăn chung sẽ gây kết tủa, không tốt cho tiêu hóa.
- Cua kị khoai lang
Cua không hợp với khoai lang, vì hai thứ ăn chung dễ gây sỏi trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe, cần chú ý.
- Cua kị thức ăn lạnh
Thức ăn lạnh chỉ thức uống mùa hè như nước đá, kem, dễ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày, ăn chung với cua dễ gây tiêu chảy. Cho nên sau khi ăn cua không nên ăn đồ lạnh.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét