Phát hiện mới công dụng làm đẹp da của lá tía tô

20:15 |
Phát hiện mới công dụng làm đẹp da của lá tía tô
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. 

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. 

Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả. 

Ở Nhật Bản, nhiều người rất chuộng dùng trà tía tô để pha uống hàng ngày, hoặc dùng trà tía tô để tắm rửa bảo vệ da, dưỡng da tươi mịn, giảm trừ vết nhăn, vết nám, cải thiện khô ngứa da vì tía tô có tác dụng làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất. Khi da bị mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng... người ta vò lá tía tô vào chậu nước tắm và dùng bã xát trực tiếp vào da. 

Trong nha khoa, người ta dùng trà tía tô để súc miệng như một loại nước tẩy sạch răng miệng, làm thơm miệng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng tía tô để chữa trị mụn thịt, mụn cóc. Theo đó, vò nát (hoặc giã nát) lá tía tô, chà lên mụn thịt, hoặc mụn cóc. Sau đó, dùng gạc để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Thực hiện liên tục trong vài tuần, các mụn thịt, mụn cóc sẽ nhỏ lại và biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng. 

St
Chi tiết

Mè đen có trị được tóc bạc?

20:06 |
Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen, tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc họ vừng (Pedaliaceae). Mè đen là loài cây thân thảo có hình 4 cạnh với những tiết diện vuông và những rãnh dọc hoặc có dạng thân rất rỗng hình chữ nhật hay hình tròn cao từ 60-120 cm. Mè đen được trồng khắp nơi để lấy hạt là loại nằm trong nhóm thực phẩm nhiều dinh dưỡng, đồng thời còn là vị thuốc quý. 

Mè đen có trị được tóc bạc?

Công dụng hữu hiệu từ mè đen:
Theo đông y, mè đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt. Mè đen còn giúp bổ gan thận, bồi bổ tinh dịch, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là rất bổ cho người già, sản phụ thiếu sữa. Lá mè có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.

Theo các thầy thuốc, dầu mè bôi lên niêm mạc có tác dụng giảm kích thích, chống viêm. Ăn dầu mè làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Dầu mè đen giúp nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón, nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng cho người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng. Bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.

Cách dùng:
Mè đen đãi sạch, rang sơ, tán bột, mỗi ngày ăn 15 – 20g, có thể ăn với cơm, xôi đậu hoặc hoà nước chín rồi uống. 

- Chữa viêm đại tràng mãn tính: Mè đen 40 g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng. 
- Chữa táo bón: Mỗi buổi sáng, uống 1 chén (nhỏ) dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè là khỏi, hoặc có thể nấu cháo mè ăn cho dễ. 
- Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp. 
- Chữa chứng nôn mửa: Lấy một bát hạt mè, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối. 
 - Chữa rết cắn: Lấy hạt mè nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau 
 - Bỏng nước sôi nhẹ: Lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng sẽ đở ngay. 
- Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống mè đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày). - Chữa nhũ ung: Phụ nữ sau sinh tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt mè tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi. 
 - Chữa tóc bạc sớm: Mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối. 
- Chữa bụng đầy trướng: Nấu 1 chén mè đen thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi. 
 - Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 muỗng canh mè đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi. 
*Chú ý, do tính nhuận trường của mè nên người bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng. 

Tổng hợp
Chi tiết

4 loại thức uống tuyệt vời cho thai phụ

19:53 |
Những loại nước uống dễ mua, dễ chế biến sau lại là những loại nước uống rất tốt cho phụ nữ có thai, bạn đã biết chưa? 

4 loại thức uống tuyệt vời cho thai phụ - nước dừa
Nước dừa Đầu tiên phải kể đến nước dừa. Dừa là loại quả có rất nhiều ở nước ta, giá thành lại rẻ nên bạn cũng không cần quá băn khoăn đến vấn đề giá thành khi muốn thưởng thức một ly nước dừa tươi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nước dừa non là một trong những loại nước giàu dinh dưỡng và là một trong những nguồn bổ sung chất điện giải tuyệt vời nhất. Nó rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý. Kali giúp điều chỉnh huyết áp và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy. Không chất béo, cholesterol và hơn thế, nó còn giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể. Khi mang thai, chứng táo bón, đầy bụng và ợ hơi là những vấn đề thường gặp ở bà bầu, mỗi ngày một cốc nước dừa tươi có thể giúp bạn khắc phục được điều này. Ngoài ra, nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Có một vài thông tin trong dân gian rằng bạn không nên uống nước dừa trong ba tháng đầu của thai kỳ, thực chất các chuyên gia trong vấn đề dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai cho rằng "uống nước dừa không hề có hại cho thai nhi và quá trình mang thai", không những thế nước dừa còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, bạn chỉ không nên uống nước dừa khi thấy cơ thể lạnh và mệt mỏi.

 
4 loại thức uống tuyệt vời cho thai phụ - nước cam
Nước cam Thật thiếu xót nếu không kể đến nước cam trong bài viết này vì trong các loại đồ uống thì nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp. Trong nước cam chứa nhiều Folic acid nên rất tốt cho phụ nữ có thai, nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh, và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Ngoài ra, nước cam còn có Canxi giúp răng và xương mạnh mẽ, chắc khỏe. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai nhưng không uống được sữa, nước cam là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời.

 
4 loại thức uống tuyệt vời cho thai phụ - nước mía
Nước mía Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, với những bà bầu hay buồn nôn, có thể sử dụng nước mía như một bài thuốc để giảm những triệu chứng này: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.

 
4 loại thức uống tuyệt vời cho thai phụ - trà bạc hà

Trà bạc hà Mỗi khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi hay khó thở, trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ giúp bạn sảng khoái và thư giãn. Mặt khác, vị the mát của lá bạc hà sẽ giúp hơi thở bạn thơm tho hơn, chữa chứng đau bụng bất thường khi mang bầu và là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ. Ngoài ra, trà bạc hà còn Giúp bạn kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi. Lá bạc hà tươi đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc dùng tay vò qua, cho vào tách, đổ nước đun sôi vào hãm lấy nước uống. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của bạn và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia bạn cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể. Cuối cùng, dù trà bạc hà có lợi cho bà bầu, bạn cũng không nên lạm dụng. Các loại trà đều chứa caffein nên sẽ gây hại cho bà mẹ và em bé nếu sử dụng nhiều. 

Tổng hợp
Chi tiết

7 công dụng hữu hiệu từ Gừng

19:41 |
Trong các thực vật tự nhiên có rất nhiều loại có ích cho sức khỏe con người. Và đó cũng là một bài thuốc hay một mẹo chữa bệnh tốt mà y học đã nghiên cứu và chứng minh và không ai có thể phủ nhận tác dụng của gừng đối với sức khỏe con người. Sau đây là 7 công dụng tuyệt vời của gừng.

Là một gia vị đặt biệt trong nhà bếp. Nếu muốn một món ăn nào đó giảm bớt mùi tanh và tiêu tan các thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm thì thêm ít gừng vào. Chính vì vậy, có thể nói gừng có rất nhiều tác dụng đối với cuộc sống con người.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan... nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học .

1. Phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi

Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.

Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.

2. Chống nôn, Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa

Nhai dập rồi ngậm 1 - 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.
 
Nhai dập rồi ngậm 1 - 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

3. Chống oxy hóa, ức chế khối u

Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.

Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.

Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.

4. Giảm đau, kháng viêm, khử trùng khử độc

Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.

Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.

Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.

5. Kích thích sự thèm ăn

Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.

Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.

6. Chữa bất lực sinh lý

Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường.

7. Chữa bệnh tiêu chảy

Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.

Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.

Nói chung gừng có những tác dụng dược lý như sau:
- Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.

- Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.

- Giảm đau và giảm ho.

- Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.

- Chống nôn: dịch chiết gừng khô có tác dụng trên cây chó gây nôn bằng đồng sulfat.

- Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.

- Kích thích tiết nước bọt: gừng tươi có tác dụng này.

- Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.

- Tác dụng chống viêm: dịch chiết gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.

- Ức chế sự tổng hợp prostaglandin PGE2.

- Cường tim: trên tim cô lập, thành phần có vị cay vủa gừng ức chế hoạt tính men ATPase.

Lưu ý không dùng Gừng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hoặc mất máu. 

Tổng hợp
Chi tiết