Đồ uống mùa hè cho 12 cung hoàng đạo

04:01 |
Một ly nước bưởi vắt loại cao có nhiều đá của bạch dương hay hương vị ngọt ngào có pha một chút “nắng” của dứa cho sư tử biểu hiện mỗi cá tính và phong cách khác nhau. Nếu bạn muốn uống cocktail, chỉ cần pha thêm một tí vodka... Hãy cùng tìm hiểu đồ uống mùa hè ưa thích của các chòm sao xem nhé.

Đồ uống mùa hè cho 12 cung hoàng đạo
Bạch Dương (21/3 – 19/4):

Một ly nước bưởi vắt loại cao có nhiều đá và một ít hương bạc hà sẽ làm cho Bạch Dương cảm thấy vô cùng sảng khoái và dễ chịu. Nếu bạn muốn uống cocktail, chỉ cần pha thêm một tí vodka. Nếu bạn đang tìm một thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ, nước dưa hấu ép sẽ đáp ứng được đầy đủ những điều bạn đang mong đợi.

Kim Ngưu (20/4- 20/5):

Vì Kim Ngưu khá ưa thích sự kết hợp của vị chua và ngọt nên sẽ không có loại nước ép nào hợp hơn với bạn ngoài nước ép dâu tây. Để làm mới món uống này, bạn có thể nghiền dâu tây cùng chuối, sau đó xay cùng với đá để có một ly nước giải khát không chê được vào đâu nhé.

Song Tử (21/5 – 21/6):

Song Tử ưa mạo hiểm yêu thích những loại nước uống lạ và thú vị, đặc biệt là nước ép quả lựu cộng thêm với một ít rượu vodka. Song Tử ngoài ra cũng là một fan lớn của hương vani, do đó, chỉ cần một chút hương vani, bạc hà và đinh hương pha với nhau cũng có thể giúp bạn cảm thấy dịu mát và sảng khoái trong những ngày hè oi bức.

Cự Giải (22/6 – 22/7):

Nước ép nho không khi nào trở nên mất sức hút đối với Cự Giải. Hãy thử nghiệm một chút mới lạ khi thêm vào món uống ưa thích của bạn một chút rượu Sangria (rượu vang nho) cộng thêm thật nhiều lát chanh. Cự giải ngoài ra cũng không thể rời mắt khỏi dừa, đặc biệt là nước dừa lạnh.

Sư Tử (23/7 – 22/8):

Sư Tử rất thích hương vị ngọt ngào có pha một chút “nắng” của dứa. Bạn có thể biến đổi nó một chút bằng cách thêm vào rượu vodka hoặc rượu rum để biến thức uống trở thành một ly cocktail ngon lành. Sư Tử ngoài ra cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của cam và quýt. Chỉ cần một li nước cam có thật nhiều đá xay cũng đã có thể làm cho mùa hè của Sư Tử đầy tươi mát rồi.

Xử Nữ (23/8 – 22/9):

Nếu muốn lấy lòng Xử Nữ, hãy phục vụ họ nước mơ ép có pha một chút trà làm tăng hương vị, đừng quên trang trí thêm một nhúm quế để đẹp mắt và tăng sức hấp dẫn. Xử Nữ ngoài ra cũng là fan ruột của món cocktail rau quả, gồm chủ yếu ba loại rau: bông cải, cà chua và cẩn tây. Đừng bao giờ dại dột thêm vào các loại gia vị mạnh vì điều này sẽ khiến cho bao tử họ khó chịu.

Thiên Bình (23/9 – 22/10):

Thiên Bình thích tất cả những loại nước uống làm từ dâu tây, quả anh đào và quả việt quất. Bạn có thể thêm hương vị và một chút sexy bằng một rượu vodka hoặc gin. Những trái đào cũng là món uống ưa thích của các Thiên Bình. Chỉ đơn giản vài trái đào cộng thật nhiều đá cũng giúp tâm hồn của bạn thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

Thần Nông (23/10 – 21/11):

Nước ép cà rốt là thức uống ưa thích và vô cùng lành mạnh của Thần Nông. Nếu không ngại thử nghiệm, hãy bỏ thêm một ít tiêu đen, một chút cà ri và thì là nhé. Ngoài ra, bia hoặc nước ép dưa hấu cũng khá phù hợp với bạn.

Nhân Mã (22/11 – 21/12):

Nhân Mã thích những loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt là xoài. Để hấp dẫn hơn, hãy pha chế xoài và sâm panh lại với nhau nhé, bạn sẽ ngạc nhiên đấy! Trà bạc hà cũng vô cùng hấp dẫn với Nhân Mã, nhất là khi nó được cộng thêm vani và quả việt quất.
 
 
Đồ uống mùa hè cho 12 cung hoàng đạo
Ma Kết (22/12 – 19/1):

Thức uống lí tưởng tốt cho sức khoẻ mà Ma Kết yêu thích là hỗn hợp củ cải, bắp cải với một chút bột tỏi và tiêu xay, có thêm một lát chanh để trang trí. Ngoài ra, nước ép dưa hấu cũng có thể khiến bạn vui lòng, đặc biệt khi nó thật lạnh và có đi kèm vani.

Bảo Bình (20/1 – 18/2):

Bạn rất thích bí ngô, đặc biệt khi nó được kết hợp với sữa tách kem, đậu khấu và quế. Bảo Bình ngoài ra cũng không thể rời mắt khỏi các loại dưa. Hãy làm mới nó bằng cách thêm một chút bột bạc hà và tận hưởng vị mát lạnh trong một chiếc ly dài, sáng lấp lánh và thật đẹp.

Song Ngư (19/02 – 20/03):

Song Ngư thích xoài và các loại trái cây nhiệt đới. Tại sao không thử làm một sự kết hợp thú vị với đu đủ, dưa hấu, xoài, sữa chua và kem nhỉ? Bạn sẽ ngay lập tức trở thành fan của món uống này ngay thôi. Song Ngư cũng khá hợp với những loại nước uống làm từ atiso, loại rau tượng trưng cho cá
Tổng hợp
Chi tiết

Xoài dầm sữa chua ngày hè năng động

20:18 |
Trời nắng thưởng thức hương vị món xoài dầm sữa chưa thì thật tuyệt cú mèo. Mời chị em và các bạn học làm món xoai dam sua chua ngọt mát bổ dưỡng nhé:

Xem thêm:

Xoài dầm sữa chua ngày hè năng động

Nguyên liệu: 
- Xoài: 1 quả
- Sữa chua: 2-3 hộp
- Hạt é: 1 gói
- Hạt chân trâu
- Sương sáo trắng: 1 gói
- Phẩm màu thực phẩm xanh (nếu có lá dứa thì nên sử dụng thay vì phẩm màu)

Cách làm:
Bước 1: Pha sương sáo trắng theo hướng dẫn trên bao bì. Cho thêm 1 giọt màu thực phẩm xanh và đun sôi.

Bước 2: Đổ thạch ra khuôn đợi nguội và đông cứng cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Bước 3: Cắt thạch thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Bước 4: Hạt é rửa sạch ngâm nước sôi để nguội cho hạt é nở.

Bước 5: Đun sôi lại rồi đổ thạch ra tô, bát hoặc khuôn. Tương tự làm cho những màu khác nhé.
Bước 5: Xoài chín gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ.

Bước 6: Hạt trân châu có thể bạn mua ngoài hàng hoặc tự làm với bột năng. Ở đây mình làm hạt trân châu với màu từ củ dền nên có màu phớt hồng rất đẹp.

Hạt trân châu đem luộc sôi đến khi hạt chín trong và nổi lên.

Bước 7: Lần lượt cho trân châu, thạch, xoài vào cốc nhỏ.

Sau đó cho thêm sữa chua vào, rưới 2 thìa hạt é lên trên. Thêm ít đá bào và trộn đều là có thể ăn ngay được rồi nhé .

Nhìn đẹp mắt và rất ngon miệng.


Chúc các bạn thành công và ngon miệng với sữa chua dầm xoài
Chi tiết

Canh cua mồng tơi đưa cơm ngày hè

19:44 |
Mùa hè nóng bức làm các món canh ngon kèm theo mấy quả cà pháo thì còn gì bằng. Mình cũng chỉ cần một bát canh cua mong toi chan với cơm húp ! Chẳng cần gì cao sang cả... hii
Canh cua mồng tơi đưa cơm ngày hè

Nguyên liệu:
- Mồng tơi: ½ mớ
- Rau đay: ½ mớ
- Cua: 200 g
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh.

Cách làm:
Bước 1: Mồng tơi, rau đay nhặt bỏ gốc, lá sâu và rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Thái nhỏ rau.

Bước 3: Cua rửa sạch, bóc bỏ mai. Phần thịt cua cho vào máy xay hoặc giã lọc lấy nước. Lấy tăm khều phần gạch cua.

Bước 4: Đặt phần nước cua lên bếp, thêm 1 thìa bột canh, khuấy đều. 

Đun nhỏ lửa để cua đóng thành gạch.

Bước 5: Khi canh sôi thả rau vào. Đun thêm 3-4 phút hoặc thấy rau chín. Nêm bột nêm cho vừa miệng.

Bước 6: Tắt bếp và cho canh cua mùng tơi ra bát.

Mùa hè có bát canh cua mùng tơi ăn với mấy quả cà đưa cơm phải biết.


Chúc bạn ngon miệng với món canh cua mồng tơi!
Chi tiết

Canh mướp nấu hến: Món ngon mà dân dã!

19:20 |

Món canh mướp nấu hến đậm chất quê này sẽ đem lại một bữa ăn ngon miệng cho cả nhà. Đây là món ngon bình dân nhẹ nhàng nhưng đưa cơm. Mời các bạn cùng tham khảo và học cách làm nhé



Chắc chắn thưởng thức bát canh hến nấu mướp xanh mướt, thơm ngon này ai cũng phải chạnh lòng nhớ nhà, nhớ tới quê hương.

Canh mướp nấu hến: Món ngon mà dân dã!

Nguyên liệu:
- Mướp non: 1 quả to
- Hến tươi: 1 kg
- Hành khô: 1-2 củ
- Hành lá
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.

Cách làm:
Bước 1: Hến rửa sạch cho vào luộc sôi đến khi hến há miệng.

Bước 2: Nhặt phần thịt hến rửa lại nước cho sạch. Gạn phần nước trong của hến để riêng.

Bước 3: Mướp gọt vỏ thái miếng vừa ăn.

Bước 4: Phi thơm hành khô với chút  dầu ăn, cho hến vào xào sơ. Nêm 1 thìa bột canh.

Bước 5: Tiếp đến cho mướp vào xào cùng.

Bước 6: Đợi mướp hơi queo lại đổ phần nước hến đã luộc vào đun sôi. Thêm bột nêm cho vừa miệng.

Bước 7: Đun sôi đến khi thấy mướp chín thêm hành, mùi tàu thái nhỏ.

Chút canh mướp nấu hến ra bát, đợi nguội rồi thưởng thức nhé!

Chúc bạn thành công và ngon miệng với canh hến nấu mướp!
Chi tiết

Cách làm vỏ bánh sùi cảo kiểu Trung

21:19 |
Sủi cảo là món ăn tượng trưng cho may mắn của người Trung Quốc vào dịp lễ cổ truyền. Bạn cũng có thể cầu may cho mình và gia đình bằng cách vào bếp trổ tài và làm những chiếc bánh sủi cảo xinh xắn này nhé. Có rất nhiều cách làm loại bánh này nhưng Góc Nhà Bếp hôm nay chỉ xin giới thiệu cách làm đơn giản loại bánh truyền thống của đất nước Trung Quốc!
 
Cách làm vỏ bánh sùi cảo kiểu Trung
Nguồn ảnh: foreigners-in-china


Nguyên liệu:
  • Bột làm bánh sủi cảo
  • Bột mỳ
  • Nước
  • Muối
  • Thịt lợn hoặc thịt bò
  • Sốt đậu tương (Đậu nành)
  • Rượu gạo hoặc trái anh đào khô
  • Hạt tiêu
  • Dầu ăn
  • Hành lá thái nhỏ
  • Bắp cải thái nhỏ
  • Gừng thái nhỏ
  • Tỏi băm nhỏ
  • Măng xé sợi

Cách làm:
Làm nhân:
Ướp thịt với sốt đậu nành, muối, rượu gạo, tiêu, trộn đều. Sau đó, cho các nguyên liệu còn lại vào và ướp chung.

Vỏ áo:
Cho muối vào bột mỳ, trộn đều, vừa trộn, vừa thêm chút nước, không nên cho nhiều nước quá. Đến khi bột quánh, vo lại thành khối tròn, thêm bột làm bánh sủi cảo và để chừng 30 phút.
 
Cách làm vỏ bánh sùi cảo kiểu Trung
Nguồn ảnh: st


Chia bột thành nhiều phần nhỏ.
Cán mỏng bột
Cho nhân đã ướp vào giữa phần vỏ bánh
Nặn bột che kín phần nhân thành hình bán nguyệt
 
Cách làm vỏ bánh sùi cảo kiểu Trung
Nguồn ảnh: st


Làm cho đến hết
Luộc bánh:
Đặt bánh đã chuẩn bị vào nồi, thêm nước, đảo nhẹ cho bánh không bị dính.

Bánh chín là được
 
Cách làm vỏ bánh sùi cảo kiểu Trung
Nguồn ảnh: st


Mách nhỏ:
- Bạn có thể trộn trứng, nấm vào nhân bánh

- Khi trộn bột làm sủi cảo, cứ 500g bột mỳ lại cho 1 quả trứng gà, như vậy lượng prôtêin có trong bột sẽ tăng lên, khi cho sủi cảo vào luộc, vỏ sẽ trở nên chắc hơn mà không bị dính vào nhau nữa.

- Khi bánh bị cứng, bạn có thể chiên bánh cũng sẽ rất ngon.

Những mẹo nhỏ để bánh sủi cảo không bị dính khi luộc:
- Khi luộc sủi cảo, ta có thể cho vào nồi vài cọng hành cũng giúp cho sủi cảo khi luộc xong không bị dính vào nhau nữa.

- Nước luộc sau khi đã được đun sôi, ta cho một ít muối ăn, khi muối hoàn toàn tan hết mới cho sủi cảo vào. Trong khi luộc, không được cho thêm nước, cũng không được đảo sủi cảo trong nồi. Như vậy, khi đun sôi không những nước luộc không bị luộc bị trào ra ngoài, sủi cảo lại không bị dính nồi hay dính nhau.

- Sau khi luộc chín, vớt sủi cảo cho vào nước ấm để một lúc, rồi vớt ra đĩa, sủi cảo cũng không bị dính.

- Ngoài cách luộc, bạn cũng có thể hấp sủi cảo để ăn cũng rất ngon
tổng hợp
Chi tiết

Chọn hướng bếp hợp phong thủy

19:06 |
Trong phong thuỷ nhà ở, vị trí lành dữ của nhà bếp thường ảnh hưởng đến vận mệnh hưng suy của mỗi gia đình. Khi thiết kế phong thuỷ nhà bếp, cần phải điều chỉnh vị trí của nhà bếp và sắp đặt các đồ dùng nhà bếp sao cho phù hợp đúng nguyên tắc, như vậy mới tạo nên phong thuỷ nhà bếp tốt lành.
Trong dân gian có một số cách làm sau đây để có căn bếp phong thủy, mời bạn tham khảo:

Bếp hướng Đông:
Bát quái là Chấn. Đây là hướng mặt trời mọc, không khí tươi mới, là hướng của một ngày mới bắt đầu. Nhìn từ phương diện phong thuỷ học, là hướng của nhà bếp, có thể làm cho gia đình mạnh khoẻ, cần cù chăm chỉ, khả năng hoạt động sung mãn,...

Bếp hướng Đông Nam:
Bát quái là Tốn. Hướng này giống hướng Đông, có sự mới mẻ, không khí khô ráo, đối với người sống vệ sinh, ưa thích sạch sẽ thì đây là hướng tốt để làm nhà bếp. Nhà bếp theo hướng này có thể đem đến vận mệnh tốt cho cả gia đình.

Chọn hướng bếp theo phong thủy sẽ giúp cho chủ nhà có cuộc sống tốt đẹp, hưng vượng,
không khí trong nhà được cải thiện


Bếp hướng Nam:
Bát quái là Ly. Ánh sáng theo hướng này là rất tốt. Mùa hè lại có gió Nam thổi. Nhìn qua thì thấy dường như hướng này là hướng tốt, tuy nhiên, do phải nhận ảnh hưởng chiếu xạ với nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời nên nhiệt độ dễ tăng cao, hoả khí quá nặng, vì vậy không phải là hướng tốt. Nhìn từ phương diện thông gió, mùi hôi, hơi nóng, khí ẩm từ nhà bếp theo hướng gió thổi tới các phòng khác. Ánh sáng của hướng này quá mạnh, dễ làm cho tinh thần mệt mỏi, lo âu, thân kinh suy yếu và mắc bệnh về tiêu hoá.

Bếp hướng Tây Nam
Bát quái là Khôn. Hướng này sẽ nhận ảnh hưởng của nhiệt khí sau giờ Ngọ, đồng thời bị ô nhiễm không khí, dù cho thiết bị thông gió có tốt chăng nữa cũng có bất lợi đối với sức khoẻ con người, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến việc bảo quản thức ăn.

Bếp hướng Tây
Bát quái là Đoài. Hướng này có ánh nắng chiều tà chiếu xuống, do vậy sẽ xảy ra hiện tượng thức ăn bị biến chất. Tuy nhiên, có thể sử dụng vật liệu cách nhiệt cho tường, lại có tủ lạnh, nên vấn đề không nghiêm trọng lắm. Hơn nữa, hướng Tây là hướng của thức ăn, cho nên vào bữa ăn không khí rất vui vẻ.

Bếp hướng Tây Bắc
Bát quái là Càn. Đây là hướng sinh hoạt thường ngày, vì vậy, vận khí không tốt lắm. Nếu bố trí nhà bếp vào vị trí chính giữa Tây Bắc, thì có nhiều thông tin bị chia tách, ý kiến của mọi người trong gia đình không hoà hợp, nhân sinh quan có nhiều nét khác biệt, không thích đàm thoại với nhau, vì vậy không có tình cảm thân mật, hàng ngày không muốn sinh hoạt ở trong nhà, thường mượn cớ để ra ngoài.

Bếp hướng Bắc
Bát quái là Khảm. Điểm thiếu sót đáng tiếc của việc xây nhà theo hướng này là gió thổi thốc vào nhà trong tiết trời mùa đông, điều đó không tốt lắm cho sức khoẻ của nữ chủ nhà. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thiết bị và vật liệu xây dựng hiện đại đều có sự phát triển tương ứng, vì vậy sự ảnh hưởng này không lớn lắm. Hướng Khảm là hướng tương đối ẩm ướt, vì vậy phải chú ý các thiết bị thoát nước, chống ẩm. Gạch lát nền cũng không giải quyết được vấn đề chống thấm. Vì vậy, mùa đông nên trải thảm xuống nền thì tốt hơn, như vậy có thể bù đắp được điểm thiếu sót của hướng Bắc. Tiếp theo là các thiết bị dùng lửa và lò chạy bằng khí ga, không nên lắp ở chính giữa hướng Bắc, nếu không sẽ xảy ra thêm điềm xấu cho hướng này. Mà hướng này sẽ làm người trong gia đình bị mắc bệnh về hệ thống tiết niệu và bệnh về thần kinh, hướng này cũng làm cho Nam giới trong nhà mắc nhiều bệnh.

Bếp hướng Đông Bắc
Bát quái là cấn. Hướng này có xấu, tốt, thất bại, và đều đem lại điều hung. Bếp xây theo hướng này sẽ dẫn đến tình trạng hiểu lầm, dự đoán nhầm lẫn, không thể hợp tác. Ví dụ: Mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ không được tốt, thậm chí có trường hợp con cái còn đoạn tuyệt hoặc thường xuyên tranh cãi với cha mẹ. Thông thường đa số các cuộc tranh cãi quyết liệt với cha mẹ đều có liên quan đến việc thừa kế tài sản. về phương diện giao tiếp, thường xuyên xảy ra xung đột với mọi người, vì vậy mất bạn bè, dần dần tách rời mọi người; về phương diện sức khoẻ cần chú ý các loại bệnh như cao huyết áp, liệt nửa người, bệnh khớp hoặc u nhọt, lở loét ác tính...
Góc Nhà Bếp - St
Chi tiết

Những nguyên tắc thiết kế tủ bếp, kệ bếp hợp phong thủy

18:57 |
Tôi nghe nói trong phong thủy có 4 điều kiêng kỵ khi xây bếp. Đó là những điều gì? Tại sao phải kiêng? 

Trong thiết kế bếp, gia đình có rất nhiều điều nên tránh, trong đó có 4 vấn đề chính như sau:
  • Thứ nhất là Hỏa kỵ với Thủy nên bếp nấu không được đặt quá gần với khu chứa nước hoặc vệ sinh. Do đó, bạn có thể thiết kế một bàn bếp rộng ngăn cách giữa bếp nấu và bồn rửa, hoặc tách bồn rửa hay bếp nấu ra đảo bếp.

  • Thứ hai, miệng bếp cần tránh hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi nhiều uế khí.

  • Thứ ba, đối với thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà, cần chú ý tránh mở cửa chính ra là nhìn ngay thấy miệng bếp. Việc này theo phong thủy xưa sẽ khiến cho “tài phú đa hao”.

Thiết kế một bàn bếp rộng ngăn cách giữa bếp nấu và bồn rửa, hoặc tách bồn rửa hay bếp nấu ra đảo bếp.

Trường hợp bất khả kháng, có thể dùng tủ hay mành rèm, bình phong để ngăn trước bếp, làm giảm luồng khí vận động từ cửa vào bếp.
Những nguyên tắc thiết kế tủ bếp, kệ bếp hợp phong thủy

  • Thứ tư, không nên để khí thải từ bếp như hơi dầu mỡ, khói, mùi truyền sang các phòng khác. Nếu bếp nằm ở đầu hướng gió thì nên bố trí vách ngăn, hoặc bình phong để làm chuyển hướng luồng khí thổi từ bếp.

Những điều kiêng kỵ không phải là không có lý do. Ví dụ như, xét trên khía cạnh khoa học hiện đại thì việc để cửa chính thông thẳng vào bếp hay để luồng khí thải từ bếp lan sang các phòng khác là điều hoàn toàn không nên.

Bởi khí thải từ bếp luôn mang theo những nguy cơ tiềm ẩn, bất lợi đối với sức khỏe con người. Một ngôi nhà cần phải được đảm bảo thông thoáng, luôn có khí tươi luân chuyển trong nhà
tổng hợp
Chi tiết

Mẹo vệ sinh nhà bếp hay ít người biết

18:48 |

Hãy để việc vệ sinh nhà bếp được dễ dàng, nhanh chóng với vài thủ thuật nhỏ sau đây. 

Dọn dẹp nhà cửa thực sự là việc khiến nhiều người sợ hãi nhưng tất cả chúng ta vẫn buộc phải làm điều này. Trong đó, vệ sinh nhà bếp là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất bởi vì nó diễn ra hàng ngày.

Thay vì lãng phí tiền bạc cho các sản phẩm tẩy rửa đắt đỏ và hàng đống thời gian để hoàn thành công việc, chúng tôi đã liệt kê một số “thủ thuật” độc đáo và không hề tốn kém để giúp bạn giữ phòng bếp luôn sạch sẽ.

Mẹo vệ sinh nhà bếp hay ít người biết
Giữ vệ sinh cho bếp luôn là một trong những yêu cầu quan trọng nhất


Hãy cùng tìm hiểu, thử áp dụng và cho chúng tôi biết bạn yêu thích chúng như thế nào!

1. Cần một chiếc tủ lạnh có mùi tươi mát?
Lấy một chiếc bát tô, đổ một ít tinh dầu vani vào trong bát và ngâm cùng khăn giấy. Sau đó, sử dụng khăn giấy để lau sạch mọi ngóc ngách bên trong tủ lạnh. Bất kỳ mùi thực phẩm khó chịu nào cũng sẽ biến mất và tủ lạnh của bạn sẽ thơm mát trở lại.

2. Cần rửa sạch nồi/chảo bị cháy?
Đổ nước vào nồi/chảo bị cháy, cho thêm 1 – 2 cây đại hoàng cắt khúc rồi đun sôi. Sau khi sôi 2 – 3 phút thì tắt bếp và để nguội hoàn toàn. Bây giờ, bạn dễ dàng cọ sạch vết bẩn thật nhanh chóng.

3. Cần làm sạch sàn nhà vinyl?
Giày dép bẩn và thức ăn là hai “thủ phạm” chính thường xuyên khiến sàn nhà bị bẩn. Một khi cáu lại thì việc làm sạch sẽ tốn của bạn rất nhiều thời gian, đặc biệt là với sàn nhà vinyl. Trong trường hợp này, bạn có thể lấy bôi một ít kem đánh răng lên các vết bẩn rồi dùng bàn chải cọ sạch và lau nhà như bình thường.

4. Cần loại bỏ mùi hôi khó chịu từ đường ống nước thải?
Đổ ít nước rửa bát (hoặc thậm chí là một số loại xà phòng có mùi hương yêu thích) trực tiếp vào đường ống thoát nước. Để yên 30 phút rồi xả nước để tống khứ tất cả rác thải ứ đọng trong đường ống. Chiếc mũi của bạn sẽ được giải thoát khỏi mùi hôi khó chịu ngay lập tức.

5. Cần loại bỏ vết bẩn trong máy rửa bát?
Thật đơn giản! Trước tiên, lấy tất cả đồ vật trong máy ra, sau đó chạy một chu kỳ rửa bình thường với sự hỗ trợ của 200ml giấm ăn. Mọi vết bẩn dù có ẩn nấp ở vị trí sâu nhất cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

6. Cần tạo mùi thơm cho nhà bếp?
Cho 1 – 2 quả cam tươi cắt lát cùng vài thanh quế khô vào nồi nhỏ, đổ nước lắp xắp và đun sôi. Tinh dầu cam và quế trộn lẫn vào nhau sẽ khiến bầu không khí trong phòng bếp nhà bạn trở nên thơm phức. Nếu không dùng hết trong một lần, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh, khi cần thì lấy ra đun lại.
Mẹo vệ sinh nhà bếp hay ít người biết

7. Cần làm sạch bếp nấu hoặc lò nướng?
Để làm sạch vết dầu mỡ, thức ăn bám cứng trên bếp nấu hoặc lò nướng, bạn có thể trộn hỗn hợp bao gồm nước cốt chanh, bột baking sofa và nước. Bôi hỗn hợp lên bề mặt cần làm sạch, để yên 15 – 20 phút rồi dùng giẻ cọ sạch, lau lại với nước. Các vết bẩn sẽ biến mất trong nháy mắt
Sưu tầm
Chi tiết

7 Món ngon từ trái sake

02:58 |
Sa kê hay còn gọi là cây bánh mỳ la loại cây đặc thù ở miền Tây Nam Bộ. Mỗi năm cây thu hoạch quả 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. Những năm gần đây, cây Sa Kê được trồng rất nhiều để lấy trái, lấy bóng mát, hay trang trí cảnh quan ở những khu chung cư, biệt thự.
Quả Sa Kê có hình quả trứng, vỏ màu xanh, có nhiều gai như trái mít, không có hạt, thịt quả màu tráng. Quả Sa Kê được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Theo phân tích, trái sa kê chứa 25% tinh bột, 3% protein, 0,5 % lipid, và nhiều chất bổ khác như: vitamin C (20mg/100gram), kali, kẽm, thiamin… Không những trái sa kê bổ dưỡng, mà cây sa kê cũng lắm hữu dụng. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ sa kê có tác dụng sát trùng; lá sa kê có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu…

Trái sa kê chế biến món ăn nào cũng ngon. Chính cái vị bùi bùi, deo dẻo, ngọt nhè nhẹ của sa kê làm say đắm khẩu vị biết bao thực khách. Với những ngày rằm hay lễ Vu Lan, sa kê làm món chay không chỉ bồi dưỡng tốt sức khỏe mà còn giữ tâm hồn thanh tịnh. Sau đây là một số món ăn ngon được chế biến từ Sa Kê:

1. Sa Kê bột chiên
7 Món ngon từ trái sake

- Cách chế biến rất đơn giản. Sa-kê gọt vỏ, chẻ làm tư, bỏ ruột. Thái sa-kê thành từng miếng vừa, ngâm vào nước muối pha loãng.
- Pha bột chiên giòn với nước cho vừa sánh, đập vào một quả trứng, đánh đều.
- Cho dầu ngập chảo, đun sôi. Nhúng sa-kê vào hỗn hợp bột, cho vào chảo dầu nóng chiên vàng, vớt ra, để ráo dầu.

2. Bánh Sa Kê chiên mè
7 Món ngon từ trái sake

Món Sa Kê chiên mà thơm ngon, ăn giòn thực sự thích hợp cho tiết trời mùa thu se lạnh, vừa xem phim vừa nhâm nhi món bánh Sa Kê chiên mà thì còn gì hấp dẫn hơn.
Cách chế biến cũng thật đơn giản:
- Sa-kê gọt vỏ thái miếng vừa ăn. Bột chiên giòn hòa tan với chút nước cho sền sệt, cho mè vào trộn đều.
- Nhúng miếng sa-kê vào bột rồi thả vào chảo dầu nóng, chiên vàng.
- Vớt ra để ráo dầu. Dọn ra đĩa, dùng kèm với sốt mayonnaise sẽ ngon hơn.

3. Món chè Sa Kê
món chè sake
 Sa kê được nấu cùng với khoai lang, đậu đỏ, đậu phộng rang, nước cốt dừa,... thơm ngon, thanh mát.
Gọt vỏ sa kê, khoai lang, cắt miếng hình quân cờ.
- Ngâm nở nấm mèo, thái sợi.
- Ngâm bột báng, bột khoai.
- Cho nước dừa dão, lá dứa, khoai lang, sa kê, đậu phộng vào nồi đun gần chín, cho táo đỏ, bột báng, bột khoai, nấm mèo vào.
- Cho nước cốt dừa, đường vừa ăn, nấu 5 phút, nhấc xuống.

4. Sa Kê nấu kiểm
sake nấu kiểm
 
- Món Sa Kê nấu kiểm vô cùng hấp dẫn nhưng hơi mất công 1 chút. Muốn có nồi kiểm ngon phải có dừa nạo lấy nước và lấy cùi dừa cắt thành sợi như con bánh canh. Dừa khô nạo lấy nước cốt và nước dão. Ngoài sa kê còn có thêm khoai lang, bí rợ, đậu đũa, mướp khía, nấm mèo, bột khoai, bột báng, táo đỏ, đậu phộng, hạt sen, tàu hũ ky…
- Uớp muối, đường vào sa kê, khoai lang và bí rợ vào nồi cho ngấm. Cho nước dừa, nước cốt dão ngập xâm xấp vào sa kê, khoai lang, bí rợ nấu chín để sẵn ra nồi thứ nhất. Kế đến, cho đậu đũa, đậu phộng, hạt sen… đã sơ chế vào nồi thứ hai nấu chín. Đổ hai thứ cho vào chung một nồi rồi đổ cùi dừa nạo, tàu hũ ky, bột khoai, bột báng, táo đỏ… vào sau chót.
- Cuối cùng, cho nước cốt đậm đặc vào. Nêm nếm lần cuối cho vừa khẩu vị, nhắc xuống. Múc ra tô dùng, thêm vào nhúm đậu phộng rang giã giập là xong.

5. Salad Sa Kê kiểu Ý
salad sake kiểu ý
 
- Sa kê gọt vỏ, xắt sợi, ngâm nước muối loãng có pha chút chanh, sau đó luộc chín.
- Jambon xắt chỉ. Xà lách rửa sạch, cắt đôi hoặc ba
- Ớt chuông, hành tây rửa sạch. Dưa leo lạng lấy thịt, bỏ ruột. Tất cả xắt sợi. Trái ô-liu cắt từng khoanh mỏng
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu với giấm trộn pha sẵn, dọn ra dùng lạnh.

6. Canh Sa Kê nấu tôm
Canh sa kê  nâu tôm
 Ngoài ra Sa Kê dùng để nấu canh cũng rất ngon, mát, làm cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.
- Sakê gọt bỏ vỏ, cắt làm bốn rồi bỏ lõi. Cắt miếng vừa ăn
- Hành lá nhặt rửa sạch, xắt xéo
- Ngâm sakê trong nước muối cho trắng Tôm bóc nõn vỏ, đập giập
- Đun sôi nước dùng. Nêm gia vị vừa ăn rồi cho tôm vào nấu sôi
- Cho tiếp sakê vào nấu khoảng 10 phút cho chín, trút ra tô. Rắc hành lá và tiêu lên.

7. Canh lá Sa Kê
lá sa kê nấu canh ngon tuyệt
 
Không chỉ quả Sa Kê, lá Sa Kê cũng chế biến được món canh rất hấp dẫn.
- Lá sa kê, đậu bắp, đọt ổi non rửa sạch. Lá sa kê thái sợi, đậu bắp xắt khúc.
- Đậu phụ bóp nát hoặc cắt miếng vuông vừa ăn
- Bắt nồi nước lên bếp, đợi nước sôi già cho đậu phụ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho tiếp lá sa kê, đọt ổi vào, nêm muối, hạt nêm cho vừa ăn, nhắc xuống ngay
- Dùng nóng với cơm
Sưu tầm
Chi tiết

4 món canh hải sản nấu chua

01:29 |

Mùa hè được thưởng thức canh hải sản chua chua chan với cơm trắng thì còn gì bằng nhỉ. Dưới đây là 4 món canh chua ngon nấu hải sản cho gia đình yêu thương nhau

Hàu sữa nấu canh chua
Hàu là món ăn đặc sản cuốn hút nhiều người. Với những con hàu to, các bạn có thể chế biến hàu nướng mỡ hành hay hàu nấu phô mai.
Đối với loại hàu sữa nhỏ nhưng không kém phần dinh dưỡng là các bạn có thể nấu một bát canh chua thơm ngon hay xào cùng hoa hẹ là đã đủ làm mâm cơm gia đình thêm hấp dẫn rồi. Cách làm hàu sữa nấu canh chua rất đơn giản.

Nguyên liệu:
- Hàu sữa: 200 gr
- Dứa, cà chua, hành lá, thì là, vắt me khô.

Cách làm:
- Hàu sữa mua về rửa sạch lại với nước cho hết cát bẩn.
- Phi thơm hành tím.
- Cho cà chua thái múi cau vào xào cùng để tạo màu.
- Trút hàu sữa vào xào cùng với chút gia vị hạt nêm, nước mắm, ớt tươi.
 - Chế nước sôi vào đun cùng. Khi canh sôi thì hớt bớt bọt đi.
- Vắt me lọc lấy nước.
- Nêm vào nồi canh đến khi vừa miệng. Đun sôi lần nữa rồi cho dứa thơm vào nấu cùng . Đun thêm 5 phút, tắt bếp, khi ăn rắn thêm hành, thì là vào.
- Hàu sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và kẽm.
- Thịt hàu ngon ngọt khi chế biến nấu canh tạo nên một hương vị đặc biệt.
Trong những ngày đầu thu, một bát canh hàu sữa thơm ngon mùi dứa, cay cay của ớt sẽ rất thú vị đấy. 

Canh riêu con móng tay
Ốc móng tay thường đc xào chua ngọt hoặc xào xa tế thơm ngon. Hôm nay gocnhabep chia sẻ cho các bạn món móng tay nấu chua. Cùng tham khảo nhé
Thỉnh thoảng thử nấu canh riêu móng tay cho cả nhà thưởng thức nhé, chắc chắn ai cũng sẽ mê.
Nguyên liệu:
- Móng tay: 1 kg
- Cà chua: 3 quả
- Mùng: 2 dọc to
- Hành khô: 1 củ
- Chay tươi: 2 quả

4 món canh hải sản nấu chua
Hình ảnh ốc móng tay
Cách làm:
- Móng tay ngâm nước khoảng 15 phút rồi rửa sạch cho vào nồi luộc sôi đến khi móng tay chín bóc lấy phần nhân, gạn trong phần nước.
- Hành hoa rửa sạch thái nhỏ, cà chua, chay tươi rửa sạch cắt núm, cà chua bổ múi cau.
- Dọc mùng tước vỏ rửa sạch, thái vát. (Có thể bóp sơ bằng 1 ít muối).
- Phi thơm hành khô với dầu ăn cho cà chua vào xào sau đó cho nhân móng tay vào xào cùng, thêm khoảng 1 thìa bột nêm.
- Đổ phần nước dùng vào đun sôi.
- Khi canh sôi thả tiếp 2 quả chay tươi vào đun đến khi chay chín nổi lên. Thêm gia vị vừa miệng.
- Thả dọc mùng vào đun thêm 2 phút nữa. 
- Cuối cùng rắc ít hành hoa lên. Nêm mì chính rồi tắt bếp, cho canh riêu móng tay canh ra bát.
Một bát canh riêu móng tay chua chua sẽ giúp bữa cơm thêm ngon miệng!

Canh riêu hà biển
Nguyên liệu:
- Hà biển: 300 g
- Cà chua: 3 quả
- Dọc mùng
- Thì là, hành, rau răm
- Me: 3 quả cỡ vừa
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: bột canh, bột nêm, mì chính.

Cách làm:
- Cà chua, rau thơm các loại rửa sạch. Cắt lát cà chua. Hành khô băm nhỏ.
- Hành, răm, thì là thái nhỏ.
- Mùng tước vỏ, rửa sạch thái mỏng.
- Phi thơm hành với dầu ăn, cho cà chua vào xào.
- Cho con hà đã rửa sạch vào xào cùng, nêm 1 thìa súp. Đun khoảng 3 phút.
- Tiếp đến cho thịt ngao vào. Nêm bột nêm cho vừa miệng. Đun thêm 1-2 phút nữa.
- Cho phần nước vừa đủ dùng, thêm vài quả me chua vào đun sôi. Me chín nổi lên vớt ra bát, dằm lấy nước bỏ vỏ. Nêm gia vị vừa miệng.
- Thêm mùng vào, đun tiếp khoảng 1-2 phút.
- Cuối cùng cho hành, răm. Tắt bếp, cho canh hà biển nấu chua ra bát.
Mùa hè có bát canh riêu hà biển chua chua thì ngon phải biết. 

Canh ngao nấu khế
Nguyên liệu:
- Ngao tươi: 500 g, ngâm vào nước vo gạo khoảng 2 tiếng, rửa sạch.
- Khế chua: 2 quả
- Cà chua: 2 quả
- Hành củ, hành hoa, rau mùi
- Gia vị: Dầu ăn, mì chính, bột nêm

4 món canh hải sản nấu chua

Cách làm:
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau, khế chua gọt bỏ viền rửa sạch rồi thái hình sao. Hành củ đập dập băm nhỏ.
- Phi thơm cà chua với hành khô cùng chút dầu ăn, nêm một chút gia vị.
- Đun sôi một lượng nước vừa đủ để làm canh. Cho cà chua đã xào chín vào, rồi cho thêm khế chua.
- Khi nước sôi lại, cho ngao vào nồi. Đợi ngao mở miệng là chín.
Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp, thêm một chút hành hoa là bạn đã có nồi canh ngao nóng hổi thơm phức rồi
Chi tiết