Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ
biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng,
màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm
đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C,
giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da.
Lương y Đinh
Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế
quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng
hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm
đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
Ở Nhật Bản, nhiều người rất chuộng dùng trà tía tô để pha uống hàng
ngày, hoặc dùng trà tía tô để tắm rửa bảo vệ da, dưỡng da tươi mịn, giảm
trừ vết nhăn, vết nám, cải thiện khô ngứa da vì tía tô có tác dụng làm
ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất.
Khi da bị mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng... người
ta vò lá tía tô vào chậu nước tắm và dùng bã xát trực tiếp vào da.
Trong
nha khoa, người ta dùng trà tía tô để súc miệng như một loại nước tẩy
sạch răng miệng, làm thơm miệng.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng tía tô để chữa trị mụn
thịt, mụn cóc. Theo đó, vò nát (hoặc giã nát) lá tía tô, chà lên mụn
thịt, hoặc mụn cóc. Sau đó, dùng gạc để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố
định chỗ đắp. Thực hiện liên tục trong vài tuần, các mụn thịt, mụn cóc
sẽ nhỏ lại và biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng.
St
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét