Hàng
ngày, hàng giờ bạn đang tự đưa chất độc vào cơ thể mình mà không hề hay
biết. Việc lạm dụng túi nilon, hộp nhựa đựng thực phẩm không đúng cách
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Đa
số những người được hỏi đều cho rằng, đồ nhựa có giá thành khá rẻ, dùng
lại bền, tiện lợi. Nhất là những gia đình có con nhỏ thì những vật dụng
bằng nhựa là sự lựa chọn đầu tiên vì họ cho rằng, trẻ con không nên
dùng đồ thủy tinh hay sành sứ vì có thể làm vỡ gây nguy hiểm.
Không chỉ các hộ gia đình dùng vật dụng làm từ nhựa, các cửa hàng bán đồ
ăn, đồ uống đa phần cũng sử dụng đồ nhựa. Theo quan sát, phần lớn quán
ăn hay các quán nước vỉa hè, loại cốc được sử dụng cho khách đều là cốc
nhựa.
Lý do đơn giản là vì nó nhẹ, bưng bê cũng dễ dàng. Nếu dùng cốc bằng
thủy tinh hay sứ thì công vận chuyển đi lại sẽ khó hơn nhiều, vừa nặng
lại dễ vỡ.
Những thói quen chết người khi dùng đồ nhựa
- Sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, chất mặn, chua.
- Sử dụng túi nilon để đựng thức ăn chế biến sẵn, nhất là những loại
thực phẩm nóng. Việc nhiều người vì nhân tiện đã sẵn sàng chìa túi nilon
để người bán múc cháo hay phở, bún, canh nóng rồi mang về vô tư ăn
uống.
- Muối dưa, cà muối trong các thùng nhựa rẻ tiền. Thói quen này đặc biệt nguy hại cho sức khoẻ.
- Thích dùng những đồ nhựa có màu sắc như đỏ, xanh, cam, tím.
- Đựng dầu ăn, nước mắm, muối, gạo... bằng đồ nhựa. Việc tái sử dụng đồ nhựa nhiều lần cũng gây hại cho sức khỏe.
Vì sao dùng đồ nhựa lại gây hại?
Trong hóa học, một trong
những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ.
Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70 - 800C là những phụ gia
này bắt đầu hoà tan vào thực phẩm.
Hầu hết túi nilon đều được sản xuất từ những túi đã qua sử dụng, do đó
việc gây độc hại là chắc chắn. Những loại túi này hoặc hộp nhựa, bình
nhựa, túi nhựa có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh
dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Nếu bị nhiễm chất này lâu
dài, trẻ em có thể bị ảnh hưởng về giới tính, các bé trai có thể bị nữ
tính hoá, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Một điểm nữa cần chú ý là hầu như trên các đồ nhựa của Việt Nam cũng
chưa ghi rõ thành phần và những khuyến cáo. Nhà sản xuất gần như tự
quyết định cùng loại nhựa gì cho sản phẩm của mình. Chẳng hạn, các hộp
xốp (dùng để đựng thức ăn nhưng phải là đồ nguội, chứ không phải cơm
nóng, canh nóng như chúng ta vẫn đang dùng...
Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vừa cảnh báo, những người chuyên ăn
sáng bằng bát đĩa làm từ nhựa có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần so
với nhóm người dùng đồ sứ. Melamine là một loại hóa chất hữu cơ được
dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa như bát, đĩa hay cốc, hộp đựng thức
ăn bằng nhựa...
Hộp xốp được sản xuất từ Polystyrene (PS) với thành phần không
khí chiếm 95% và PS chỉ chiếm 5% nên rất nhẹ. “Mặc dù là vật liệu
an toàn, nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng do ô nhiễm chì, Cadmium từ nguyên liệu sản xuất hộp không
tinh khiết và thôi nhiễm Styrene và Ethylbenzene (đều là những chất
không an toàn cho sức khỏe) do sử dụng hộp xốp không đúng cách
trong chứa đựng, bảo quản thực phẩm”
Vì hộp xốp sản xuất từ PS nên chỉ dùng để chứa
đựng, bảo quản thực phẩm đối với thực phẩm có nhiệt độ dưới
700C. Các loại hộp xốp chứa đựng thực phẩm chỉ nên dùng một lần và tạm
thời, không nên dùng hộp xốp để chứa đựng và bảo quản thực phẩm trong
thời gian dài ngày.
Về nguyên tắc, những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng để đựng thức ăn nguội,
tuy nhiên nhiều người lại dùng đựng thức ăn nóng, đây là điều tối kị.
Bởi vì khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại
nhựa này giải phóng ra càng nhiều sẽ gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều
bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối
mặn, axít... sẽ gây độc tố hại cho con người.
Cách nhận biết nhựa có độc
Muốn nhận biết nhựa có tính độc hay không, hãy dùng kéo cắt một miếng túi đựng thực phẩm cho vào lửa và quan sát:
Nhựa không có tính độc thì rất dễ cháy. Sau khi đã kéo ra khỏi lửa vẫn
còn tiếp tục cháy và có chảy chất nước lỏng, không bốc khói.Ngược lại
nhựa có tính độc thì khó cháy, khi ra khỏi lửa sẽ tắt ngấm. Khi cháy bốc
khói và có mùi khét lạ.Ngoài ra:Trọng lượng nhựa có tính độc thường lớn
hơn, thả vào nước dễ chìm xuống,còn lọai không độc thì nhẹ và dễ nỗi
trong nước.Nhựa có độc sờ vào thấy mềm mại hơn, trên bề mặt có gợn những
hạt nhỏ li ti như hạt cát nhỏ. Nhựa không độc sờ vào trơn mượt như kiểu
sáp ong
Sưu tầm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét