Mì Quảng Đà Nẵng
Nhắc đến Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn không ai trong các bạn không
nghĩ ngay đến mì Quảng, món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất này.
Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún
bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhìu loại khác nhau, nào là mì gà,
mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc
trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng
ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân
địa phương vẫn hay gọi là nước lèo.
Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn
kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải
được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế,
giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành
hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên
mùi vị đậm đà khó quên.
Đặc biệt thành phần không thể thiếu của mì Quảng là
đậu phụng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Vị thơm của đậu phụng rang
và giòn của bành tráng sẽ làm tăng thêm ý vị cho món ăn đặc sản này.
Nhìn tô mì bốc khói với những chú tôm tươi đỏ mọng,
lòng đỏ trứng vàng ươm kết hợp với màu xanh tươi mát của rau sống và
hành hoa quả thật thực khách không thể kiềm nổi cơn đói đang trào dâng.
Dường như mì Quảng luôn có mặt trong mỗi bữa ăn hằng
ngày của người dân nơi đây như là một thói quen, như thứ đặc sản dùng
để tiếp đãi khách, bạn bè phương xa. Chính điều này cũng như một nét hấp
dẫn riêng níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất thân
thương này
Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng
Món bánh tráng cuốn thịt heo đang được người dân Đà Nẵng ngày càng ưa chuộng bởi sự hòa trộn tuyệt vời giữa vị, sắc, hương
Món ăn này không đòi hỏi chế biến một cách cầu kì,
thoạt nhìn bạn hãy khoan vội đánh giá về sự đơn giản của nó. Bởi nó chú
trọng đến cách lựa chọn các loại thực phẩm sao cho tươi sống, đảm bảo
được hương vị đậm đà của nguyên liệu.
Chỉ cần nghe tên món ăn, bạn có thể đoán ra ngay bí
quyết của món bánh tráng cuốn thịt heo nằm ở đĩa thịt. Để chọn được loại
thịt ngon nhất, người ta chỉ chọn heo nặng từ 50-70kg, và lấy phần mông
hoặc vai của con heo, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt sắc đậm
của thịt.
Tiếp đến rau là nguyên liệu bắt buộc đối với món ăn
này, bánh tráng cuốn thịt heo mà không ăn với rau thì thật là vô vị.
Những loại rau ở đây đều là nhứng loại rau thông dụng, rất dễ tìm. Nhưng
để đảm bảo ra được tươi xanh, không héo úa thì đòi hỏi người đầu bếp
phải thật khéo léo trong khâu chọn lựa. Với từng cuốn bánh tráng thịt
he, chắc hẳn thực khách sẽ khong bao giờ quên được vị ngọt đậm của thịt
heo kết hợp với vị tươi mát của xà lách, vị cay nồng của húng, quế và vị
chua chua chát chát của chuối trái và khế.
Và cuối cùng, mắm nêm loại nước chấm không thể thay
thế đối với món này, nếu bạn dùng bánh tráng cuốn thịt heo với một loại
nước chấm nào khác sẽ làm mất đi hương vị đậm đà của cá biển, vị cay
nồng của tỏi ớt. Đó là điều làm ai ai cũng phải xuýt xoa khi thưởng thức
món bánh tráng cuốn thịt heo.
Tay cầm chiếc bánh tráng, nhẹ nhàng xếp gọn miếng
thịt heo lên trên những loại rau được cuộn tròn, chấm vào chén mắm nêm,
để rồi khi cắn vào chiếc bánh, cái dai dai của bánh tráng lề, vị mềm mại
của miếng mì ướt thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và
cay nồng của mắm sẽ giúp bạn nhận ra rằng dù trong thời đại nào, ẩm thực
vẫn là nét văn hóa độc tôn của vùng miền. Nếu thưởng thức món ăn này
qua lời tả của tôi chắc rằng bạn vẫn chưa cảm nhận được hết hương vị của
nó. Vì vậy, hãy đánh dấu món ăn này vào sổ tay du lịch để dành cho
những cuộc hành trình của mình nhé!
Bê thui Cầu Mống
Một trong những đặc sản ẩm thực Đà
Nẵng, được xếp ngang hàng với mì Quảng đã thành danh thì “bê thui Cầu
Mống” là món ăn không thể không kể đến trên chặng đường ẩm thực của du
khách.
“ Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi
với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Vùng đất này là một ngôi làng
nhỏ nằm trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam-Đà Nẵng ngày xưa). Tại đây có rất nhiều
hàng quán phục vụ món bê thui chất lượng, hương vị đậm đà bản sắc xứ
Quảng mà không nơi nào sánh được. Và tôi xin cam đoan rằng, bê thui Cầu
Mống thì chỉ có ăn ở Cầu Mống là mới là thứ thiệt, số dách.
Theo một lão làng trong nghề thui bê cầu Mống, thì
con bê để thui được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão, tầm khoảng 30-35
kg. Sau khi cắt tiết bê, lấy lòng ra khỏi bê thì dùng dây thép khâu
lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó. Cuối cùng gác bê ngang qua ngọn
lửa than đang đỏ để thui bê. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền
và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó.
Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Trước hết, dù
được thui bằng rơm rạ hay than củi đi nữa, nhưng miếng thịt bê khi đưa
ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì
phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Không đạt
được một trong các yếu tố trên thì không phải là loại bê thui ngon.
Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống du khách sẽ không khỏi ngạc
nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê
treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại.
Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ
hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.
Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau
sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ
những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm
đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.
Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau
Trà Quế đặc trưng của vùng đất Hội An, rau tía tô thơm ngát, xà lách,
cải non kết hợp với khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng,
quế và giá đỗ…tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đậm đà mà da diết.
Hơn thế nữa, tại đây còn phục vụ các món ăn đặc trung
khác nữa như thịt ba chỉ, thịt mông, thịt bắp, da… tùy theo nhu cầu và
khẩu vị. Bên cạnh đó, người ta còn bán thêm nhiều những món khác từ thịt
bê như xáo là lọa cháo được nấu từ xương bê thui ăn kèm với thịt bê rất
ngon, hay như gân, xương, bún tái…
Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê thui,
cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm nêm pha ớt tỏi, cắn một ngoạm,
nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn
đậm đà thơm ngon của mắm thì mới hiểu hết được tại sao du khách đến đây,
ít nhất phải thưởng thức món bê thui Cầu Mống một lần
Bánh xèo Đà Nẵng
Những ai đã từng đến thăm Đà Nẵng ắt hẳn không dưới một lần thưởng thức món bánh xèo nổi tiếng nơi đây.
Tôi vẫn thích bánh xèo ở ngay Đà Nẵng bởi nó không
nhỏ tới mức “làm điệu” như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài
Gòn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và
bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh
tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì
ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết
phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo
và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo
béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm
xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể
thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…

Cứ lâu lâu không ăn bánh xèo, cứ mưa dầm gió rét,
trời trở se lạnh thì người Đà Nẵng lại bất chợt nhớ bánh xèo. Khi chuẩn
bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta
bắt tay vào đổ bánh xèo. Mọi người trong gia đình xum tụ quanh bếp lò
cùng nhau “ xèo, xèo, xèo” vừa ấm cúng lại vừa thi vị. Những chiếc chảo
con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt.
Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều
quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ.
Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín.
Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp
dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những
âm thanh này mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương,
bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm
và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì
chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức
làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi
thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc
người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn
Góc Nhà Bếp: Tổng hợp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét