Bữa ăn gia đình Việt Nam truyền thống
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún).
Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi
trưa và/hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ.
Bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm một món chủ lực (cơm), một
món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương
- Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người một bát và đôi đũa)
- Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung.
- Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá
- Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
- Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau
Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của
người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món
mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Bên cạnh xu hướng một
số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê)có đặc tính càng nhiều món
trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh
giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau
bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác. Một số gia đình
làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật
rảnh rỗi, những món cầu kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm. Bát
nước chấm "cộng đồng" nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà
hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có
nhiều loại nước chấm khác nhau tùy theo trong bữa có loại đồ ăn gì
Sưu tầm
Chuyên mục liên quan:
Ẩm thực Việt Nam
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét