Bánh giầy
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

- Bánh giầy (có người
viết là bánh dầy hay thậm chí bánh dày) là một loại bánh truyền thống
của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông
và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn,
có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.
- Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
-
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ
trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc
trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc
Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm
hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. [1]
- Các dân tộc thiểu
số phía Bắc Việt Nam, như H'Mong, Dao, Mường cũng có bánh dày; tuy rằng
họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh
tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là
phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.
- Người Nhật cũng có món bánh tương tự như bánh giầy mà họ gọi là "mochi".
*Cách làm*
-
Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã
trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công
việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc
biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã
không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường
thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết
dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn.
*Sử dụng và bảo quản*
-
Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng
lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì
thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường
kẹp ăn chung với giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc,...
- Có một địa
danh gắn liền với bánh dày, đó là bánh dày Quán Gánh (trên đường từ Hà
Nội đi Hải Dương). Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường
gặp nhiều sạp bán bánh dày Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một
cọc gồm 5 bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi.
-
Các loại bánh của nông thôn miền Bắc Việt Nam kể trên thường để không
được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo, hoặc ôi thiu.
-
Với loại bánh dày của người vùng cao thì khác. Bánh được chế biến cùng
cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như cái bánh đa. Bánh được
trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng,
người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như
bánh tổ.
Chuyên mục liên quan:
Ẩm thực 3 miền,
Ẩm thực miền bắc,
món ngon miền bắc
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét